Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Nguyên nhân khiến trẻ hay lo lắng phần 2

Tags

Ví dụ điển hình
Mai là một học sinh trung học cơ sở. Thành tích của cô bé ở mọi môn học đều rất tốt. Có điều, cô bé rất sợ thi môn toán. Tại sao lại như vậy?
Trong một kỳ thi cuối kỳ năm lớp 6, cô bé đã bị điểm thấp môn toán. Từ đó về sau, cứ đến ngày thi môn toán, Mai lại ăn không ngon, ngủ không yên vì lo sợ kết quả thi không tốt. Mỗi lần làm bài thi toán, dù đã tự nhủ phải bình tĩnh nhưng cố bé đều vô cùng căng thẳng, đến mức toát mồ hôi hột. Nếu gặp một chút vấp váp trong bài thi, cô bé liền cảm thấy hỗn loạn như bên tai có thiên binh vạn mã. Cô bé càng run rẫy, sợ hãi hơn khi xem kết quả thi. Thực ra, khi học tiểu học, Mai luôn đứng đầu lớp về môn Toán. Sai lầm khi làm bài trong kỳ thi năm lớp 6 đã gây ra tình trạng như bây giờ. Cha mẹ, thầy cô đều khuyên cô bé không nên tự tạo cho mình sự ức chế và áp lực như vậy mà nên thả thả lỏng, nhưng hầu như không có tác dụng gì.
Sau này, cha Mai đã đưa cô bé đến gặp bác sĩ tâm lý. Sau khi nghe xong câu chuyện, bác sĩ nói đây chính là bất thường tâm lý mang tính phản xạ, thông thường được gọi là chứng lo lắng. Đối với tình huống của Mai, bác sĩ đề nghị cha của cô bé nên thường xuyên tự thiết kế các đề toán để yêu cầu Mai làm vào cuối tuần giống như đi thi thật. Lúc làm bài, cố gắng tạo bầu không khí giống ở trường thi.

Dưới sự trợ giúp, phối hợp của thầy cô giáo, một số bạn học đã cùng tham gia vào bài luyện tập trị chứng sợ thi toán của cô bé. Sau một thời gian, cuối cùng cô bé không còn sợ thi toán nữa.



EmoticonEmoticon