Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Nguyên nhân khiến trẻ hay bị lo lắng p1 ?

Tags

Lo lắng là một tâm lý không tốt đối với trẻ. Lo lắng thường liên quan đến những tổn thương tinh thần và tâm trạng đau buồn. Nó khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, buồn phiền, căng thẳng. Nếu tình trạng diến biến ngày càng nghiêm trọng sẽ gây ra những ảnh hưởng tồi tệ đến sự phát triển trí lực cũng như các hội chứng tâm lý như phiền muộn, cô lập, khép kín, tự ti… ở trẻ. Vì vậy, sau khi phát hiện ra tâm trạng lo lắng của trẻ, cha mẹ nên làm theo các chỉ dẫn khoa học để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng tồi tệ.
Tìm hiểu nguyên nhân
Lo lắng là cảm giác hầu như ai cũng đã từng trải qua, nhưng nó không chỉ là “bản quyền” của người lớn. Thực tế, trẻ cũng có những lúc lo lắng. Do còn nhỏ tuổi, khi gặp phải những trắc trở và đã kích tinh thần bất ngờ, tâm hồn bé bỏng của trẻ thường mất đi thăng bằng, dẫn đến rất dễ nảy sinh tâm trạng lo lắng. Thông thường, nỗi lo lắng chỉ là tạm thời và không có ảnh hưởng quá lớn đối với sức khỏe. Nhưng khi sự lo lắng trở nên trầm trọng, nó sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, nên cha mẹ cần phải chú ý nhiều hơn.
Những trẻ hay lo lắng có sự mẫn cảm đặc biệt đối với căng thẳng, áp lực. Chúng không giỏi sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt tình cảm và tâm trạng trong lòng mình. Những trẻ hay lo lắng thường hiền lành, thật thà, tuân theo kỷ luật nhưng thiếu tự tin. Trong lòng cha mẹ, chúng là những đứa con ngoan ngoãn, luôn được yêu thương, chiều chuộng. Bình thường, những đứa trẻ này rất giỏi kiềm chế bản thân, luôn chăm chỉ, có trách nhiệm với công việc của mình nhưng đặc biệt mẫn cảm và đa cảm. Những đứa trẻ này thường hoảng sợ, bất an khi tiếp xúc với môi trường lạ; cảm thấy căng thẳng quá mức với việc học tập, lo sợ thành tích thi cử không tốt; hoặc sợ bị thầy cô giáo phê bình khuyết điểm trước mặt nhiều người…
Thông thường, mỗi lo lắng của trẻ có nhiều dạng như: lo lắng mang tính tố chất (do hệ thống thần kinh của trẻ phát triển không hoàn thiện nên mẫn cảm quá mức với những thay đổi rất nhỏ của thế giới bên ngoài); lo lắng mang tính hoàn cảnh (do sự việc xảy ra quá đột ngột khiến tâm lý trẻ khó có thể chịu đựng được); lo lắng mang tính chia ly (do trẻ ở cách xa người thân, đặc biệt là cha mẹ nên xuất hiện tình trạng tâm trí bấn loạn, buồn phiền, chán nản); lo lắng mang tính mong muốn (do cha mẹ kỳ vọng quá cao, trẻ lo sợ không thể đạt được yêu cầu của cha mẹ sẽ bị trách mắng nên hình thành kiểu lo lắng này); lo lắng mang tính môi trường (do gia đình không hòa thuận khiến trẻ phải sống trong môi trường xung đột mâu thuẫn liên tiếp xảy ra).
Dù trẻ thuộc dạng lo lắng nào cũng liên quan đến phương pháp giáo dục không tốt của cha mẹ. Có nhiều cha mẹ quá bao bọc khiến trẻ không đủ cứng cáp khi bước ra khỏi gia đình, hòa nhập với xã hội. Chỉ cần mọi việc không được thuận lợi như ý, trẻ sẽ nảy sinh tâm trạng lo lắng quá mức. Có cha mẹ vì tâm lý “mong muốn con cái thành rồng thành phượng”, mà không để tâm đến sức chịu đựng của trẻ. Họ thường đặt ra yêu cần quá cao và trừng phạt khi con không đạt yêu cầu như: “Không làm xon bài tập thì không được đi chơi, không được xem ti vi”; “làm sai một bài tập, phạt làm thêm mười bài”… sẽ khiến trẻ vô cùng lo lắng.



EmoticonEmoticon