Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Tính ngỗ nghịch ở trẻ là do đâu ?

Tags

Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, trẻ ở vào giai đoạn dậy thì thường sẽ có tâm lý ngỗ nghịch. Đó là do những nguyên nhân dưới đây:
Thứ nhất: từ phương diện chủ quan, khi thanh thiếu niên bước vào tuổi dậy thì, chúng sẽ chuyển từ cách tư duy hình ảnh sang cách tư duy trừu tượng là chủ yếu. Một chuyển biến đặc thù đi cùng với những thay đổi này là ý thức về bản thân dần dần rõ ràng hơn và ý thức độc lập ngày càng cao hơn.
Trẻ ở giai đoạn này thường mong muốn thoát khỏi sự kiểm soát của người lớn, muốn thể hiện sự tồn tại của bản thân ở mọi nơi. Chúng phản đối việc người lớn coi mình là trẻ con và tự coi mình là người trưởng thành. Nhưng thế giới quan của trẻ giai đoạn này chưa hoàn thiện, thiếu khả năng tự kiềm chế và phân biệt đúng sai. Chúng sẽ thông qua hành vi đối đầu với cha mẹ để thể hiện “cái tôi cá nhân” và “sự người lớn” của mình.
Khi cảm nhận thấy thế giới bên ngoài không nhận ra sự tồn tại độc lập của mình, mong muốn thể hiện bản thân gặp phải trở ngại, để chứng tỏ sự khác biệt của bản thân, chúng sẽ nhận xét mọi sự việc theo xu hướng phê phán, nảy sinh tâm lý chống đối, vận dụng moi cách thức và thủ đoạn để thể hiện thái độ đối lập của mình với thế giới bên ngoài.
Thứ hai: nhìn từ góc độ khách quan, việc hình thành tâm lý ngỗ nghịc của thanh thiếu niên là do phương pháp giáo dục không thích hợp gây ra. Cụ thể biểu hiện ở:

  • Tư tưởng giáo dục “cứng nhắc”: nhiều bậc cha mẹ và thầy cô giáo xem nhẹ việc học tập các lý luận giáo dục, không nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm trong sự phát triển tâm sinh lý của đối tường giáo dục. Từ việc không hiểu về đối tượng được nhận giáo dục, không nắm vững các quy luật giáo dục, chắc chắn họ sẽ mắc sai lầm trong việc vận dụng phương pháp khoa học để giáo dục con người.
  • Hình thức giáo dục “khép kín”: nhiều cha mẹ, thầy cô giáo chỉ thuyết giáo giáo điều, từ đó khiến trẻ mất đi cảm giác mới lạ, hứng thú. Nghìn bản báo cáo đều giống nhau, trăm cuộc nói chuyện dây dưa không kết thúc, sẽ không thể hấp dẫn trẻ, vì thế thường không thu được hiệu quả giáo dục cao.
  • Phương pháp giáo dục “bơm vào”: nhiều cha mẹ, thầy cô giáo đã quen với việc hiểu một cách phiến diện: công tác giáo dục tư tưởng chỉ là sự giám sát quản lý đơn thuần đối với học sinh. Xuất phát từ chữ “quản”, họ giữ trẻ nằm trong tầm kiểm soát của mình, áp đặt những bài giảng đạo lý, thậm chí dùng phương pháp thô bạo để tăng thêm áp lực cho trẻ, ép trẻ vào khuôn mẫu. Cũng có cha mẹ, thầy cô giáo đặt ra rất nhiề lệnh cấm, yêu cầu trẻ phải hoàn toàn tuân theo sự sắp xếp và dạy bảo của mình. Đây chính là một cách giáo dục tư tưởng “bơm vào” theo kiểu giám sát quản lý. Kết quả là một bộ phận học sinh chỉ làm việc theo mệnh lệnh của người giáo dục, nếu tách khỏi ngọn đèn chỉ đường này, chúng sẽ không thể bước tiếp. Trái lại, một bộ phận học sinh chủ trương tự lập, tự lo, tự quản lý lại có mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, hình thành nên sự mâu thuẫn, thậm chí đối lập, từ đó nảy sinh tâm lý ngỗ nghịch.
  • Nội dung giáo dục “đơn nhất hóa”: trẻ ở các lứa tuổi khác nhau nên có những yêu cầu về hành vi, phẩm chất đạo đức và mức độ tư tưởng ở các cấp bậc khác nhau. Nên tiến hành giáo dục tư tưởng một cách có thứ tự, chia giai đoạn và có mối liên quan hữu cơ với nhau. Tầng thấp có xu hướng phát triển lên tầng cao, tầng cao đã bao gồm nội dung của tầng thấp, đó là một quá trình chuyển từ lượng thành chất. Tuy nhiên, nội dung giáo dục ngày nay đang là có tính chất “đơn nhất hóa”. Nó được thể hiện qua việc dùng chung một hình thức và phương pháp giáo dục. Vì vậy, hiệu quả giáo dục thu được rất nhỏ và rất bất lợi cho sự phát triển về sở trường, cá tính của trẻ. Cốt lõi tư tưởng giáo dục của Marx và Engels là nên để cho tài trí thông minh của con người được phát triển tự do đầy đủ. Biện pháp giáo dục tư tưởng con người chỉ dựa vào môt hình thức hoàn toàn trái ngược với tư tưởng giáo dục của Marx. Đây chính là một trong những nhân tố gây ra tâm lý ngỗ nghịch của trẻ.



EmoticonEmoticon