Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Cách bồi đắp lòng tự tin cho trẻ phần 2

Tags

  1. Nói với trẻ: “Con hoàn toàn có thể làm được.”
Do trẻ thiếu tự tin trong suốt một thời gian dài nên trong tâm lý đã hình thành sẵn dự đoán tiêu cực về bản thân. Chẳng hạn như: “Mình rất vô dụng”, “Mình không có chút hy vọng”… Kiểu tâm lý này khiến trẻ không dám trải nghiệm thử thách mới mà ngày càng mất đi lòng tin. Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ có thể cố tình bỏ qua những biểu hiện thiếu tự tin của trẻ, đồng thời khi trẻ có biểu hiện tự tin, cha mẹ nên biểu dương và khích lệ đúng lúc, từ đó giúp trẻ giảm bớt suy nghĩ “mình không thể” và xây dựng tâm lý “mình cũng làm được”.
Tuy trẻ không bằng người khác về mặt này nhưng hoàn toàn có thể vượt hơn mặt khác. Lúc này, cha mẹ có thể dạy trẻ cách khích lệ bản thân thông qua việc vận dụng phương pháp ám thị mang tính tích cực. Ví dụ như: “Mình nhất định có thể làm được”; “Mình đã có thể học tốt môn chính tả, những môn khác nhất định cũng học tốt được” “Mình đúng là một cao thủ viết văn!” Sự ám thị mang tính tích cực có thể giúp trẻ truyền những cảm nhận tốt đẹp từ một sự việc này sang một sự việc khác, từ đó hình thành cảm nhận tốt về bản thân.

Do đó, cha mẹ nên thường xuyên khích lệ trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa. Ngoài việc học tập nên giúp trẻ tạo dựng hứng thú và tìm những sở thích xã hội khác, cổ vũ trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng, để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với những người kém may mắn, những người cần sự quan tâm giúp đỡ của người khác trong xã hội. Tất cả những biện pháp này đều có thể giúp gia tăng sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cần phối hợp với thầy cô giáo, giúp trẻ có được cơ hội thành công ở trường, nhận được sự khích lệ và cổ vũ, chứ không phải là những áp lực, đè nén.



EmoticonEmoticon