Tính cách lạc quan, vui vẻ có tác dụng rất lớn trong quá trình trưởng thành của trẻ. Hầu hết cha mẹ đều hiểu rõ điều này nhưng làm thế nào để xây dựng được tính cách này cho trẻ, giúp trẻ không mắc phải những tính cách tiêu cực như bi quan, cô lập, yếu mềm hay bồng bột?
Cha mẹ có thể áp dụng bốn phương pháp dưới đây:
- Xây dựng lòng tin vào việc tạo dựng tính cách lạc quan cho trẻ.
Nếu trẻ đang mang tính cách bi quan, cha mẹ cũng không nên buồn rầu, ũ rũ, càng không nên từ bỏ quyết định cải thiện tính cách cho con. Cha mẹ nên hiểu rằng “tính cách có thể tạo dựng lại” và phải có lòng tin vào việc tạo dựng tính cách lạc quan, vui vẻ cho con.
- Giúp trẻ học cách phân tích chuẩn xác về bản thân.
Theo thời gian, ý thức về bản thân của trẻ ngày càng rõ ràng hơn, cùng với đó, năng lực phân tích bản thân cũng tăng dần. Nhưng với những trẻ còn ít tuổi, năng lực phân tích bản thân không thể chuẩn xác. Vừa đạt được chút thành tích, trẻ đã tự thỏa mãn, nhưng gặp phải chút khó khăn, trẻ liền buồn chán, rầu rĩ. Nếu thỏa mãn quá mức, trẻ dễ dàng nảy sinh tính cách kiêu ngạo, ngược lại, nếu quá buồn chán, rầu rĩ, trẻ lại hình thành tính cách bi quan.
- Chỉ dẫn trẻ quyết tâm tái tạo tính cách của bản thân từ sự nhận thức về tính cách lạc quan.
Nhận thức về tính cách là quá trình nhận định tính cách của bản thân và một đối tượng nào đó. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu cha mẹ thường kể những câu chuyện về các nhân vật tiêu biểu và học sinh ưu tú trong sách hoặc gần gũi xung quanh cho trẻ nghe thì trẻ sẽ nỗ lực để giống với người đó nhất. Đồng thời, cha mẹ có thể sắp xếp để trẻ ở cùng bạn bè có tính cách lạc quan, cùng nhau học tập, đọc sách, vẽ tranh hoặc chơi đàn… kích thích trẻ nhận thức rõ về tính cách lạc quan, từ đó đạt được mục đích sửa đổi tính cách.
- Hướng dẫn trẻ học cách kiểm soát bản thân, kịp thời xóa bỏ những phiền nhiễu do tâm trạng xấu gây ra.
Trong gia đình, cha mẹ nên thường xuyên hướng dẫn trẻ tự mình loại bỏ các trở ngại tâm lý, học cách tự điều tiết tâm trạng của bản thân, làm cho tâm trạng bi quan, cảm xúc tiêu cực hoặc các trở ngại tâm lý được hóa giải kịp thời. Ví dụ: khi trẻ có nỗi khổ trong lòng, cha mẹ có thể để chúng dốc bầu tâm sự, không nên để trẻ dồn nên uất ức trong lòng suốt một thời gian dài, càng không nên chưa biết đúng sai thế nào đã vội vàng phê bình, trách mắng; có thể tránh các chủ đề mẫn cảm và kiêng kị đối với trẻ; cố gắng thay đổi cách nghĩ của trẻ, giảm nhẹ gánh nặng tâm lý… Chúng ta nên làm như vậy bởi thái độ của cha mẹ thường là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng tính cách lạc quan ở trẻ.
EmoticonEmoticon