Giai đoạn trẻ biếng ăn (biếng ăn sinh lý của trẻ trên 1 tuổi)
đó có thể là một quá trình mệt mỏi với cả gia đình, vì vậy việc hướng dẫn cho
trẻ tầm quan trọng của việc ăn uống có thể hữu ích, đúng cách là rất quan trọng
– nhưng đó là một là một quá trình.
Để trợ giúp cha mẹ trong chuyến hành trình này, luật mama và
luật baby được viết bởi các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và tâm lý trẻ
em sẽ giúp cha mẹ cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh và mỗi bữa ăn sẽ trở
thành một cuộc khám phá thực phẩm đầy màu sắc.
Luật Mama
1.Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm)
2.Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút
cho bữa ăn phụ.
3. Không TV, đồ chơi hoặc nhiều người xung quanh.
4. Giới thiệu nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa
ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.
5. Lượng sữa không quá 500-600ml đối với các trẻ.
6. Trẻ nên được tập ngồi trên ghế ăn (nếu không tập cho trẻ
ngồi sớm thì sau 1 tuổi rất khó tập và trẻ hay nhõng nhẽo đòi bế khi ăn).
+Nếu trẻ quá nhỏ (chưa ngồi vững) thì có thể ngồi trên ghế
ngã ngữa hay ngồi tựa vào người mẹ để ăn. (không nên cho trẻ nằm ăn).
+Nếu trẻ đã ngồi ghế rồi, mà một ngày nào đó bé phản đối ngồi
ghế, hoặc khóc khi ngồi vào ghế, thì lúc đó cha mẹ cần quan sát và làm những điều
sau: Vẫn kiên quyết cho trẻ ngồi vào ghế vài phút trước bữa ăn, để yên đó cho
bé tự điều chỉnh. Nếu trẻ không chịu ăn thì ngưng và thử lại 2 tiếng sau đó,
ngày chỉ thử lại 3 lần, nếu 3 lần không kết quả, đợi ngày mai. Nếu sau 5 ngày
bé vẫn kiên quyết từ chối ngồi ghế, thì có thể cho trẻ ngồi trên đùi mẹ để ăn,
không cho trẻ đi khắp nơi để ăn.
Luật baby tín hiệu số 1
Trẻ dưới 2 tuổi sẽ tự điều chỉnh và nhận biết được khi
nào trẻ no, những dấu hiệu này là tín hiệu
số 1 phát ra cho các mẹ, nếu tín hiệu này không đáp ứng, chỉ cần vài ngày, trẻ
sẽ bắt đầu phát tín hiệu thứ 2 là biếng ăn:
Tín hiệu số 1 (quan trọng) để biết bé đã no:
+ Quay đầu
+Ngậm miệng
+ Đẩy chén ra
+ Kêu la.
+ Nhả thức ăn.
+ Ngậm miệng từ chối nhai.
Mẹ đáp ứng tín hiệu số 1 ngay bằng cách lau miệng bé, ngưng
không cho bé ăn nữa và dịu dàng nói với trẻ rằng:” con ăn giỏi quá, để mẹ lau
miệng con nhé”. Nếu đáp ứng trễ tín hiệu này, mà để tín hiệu này diễn ra vài
ngày, bạn phải đối mặt với tín hiệu thứ 2 “biếng ăn” là điều tất yếu.
*Lưu ý: nếu trẻ đưa tín hiệu số 1 chỉ sau 1-2 muỗng ăn, sau
khi ngưng không cho bé ăn, bình tĩnh xem xét lại Luật Mama có tuân thủ không
(có bữa nào vi phạm không).
Trẻ có bỏ 1 hay vài bữa không ăn và chỉ bú là bình thường, đừng
quá lo lắng mà tạo nhiều áp lực, nếu làm đúng nguyên tắc và tuân thủ tốt tín hiệu
số 1 thì bé sẽ ăn tốt trở lại.
Khi trẻ phát tín hiệu
thứ 2 là biếng ăn (do tín hiệu 1 không được đáp ứng đầy đủ và thân thiện từ
mẹ):
Mẹ cần làm gì trong trường hợp này? Mẹ càng nhiều áp lực
trong việc ăn uống của trẻ thì trẻ càng biếng ăn, vòng luẩn quẩn này sẽ không hề
có lối thoát và tình trạng này sẽ kéo dài vài tháng đến lâu dài, chỉ 1 lối
thoát duy nhất là mẹ nên hiểu biết và không tạo áp lực cho bản thân.
Do đó, mẹ cần bình tĩnh và hiểu rõ điều gì cần giúp trẻ. Sau
đó kiên nhẫn và giải quyết vấn đề (các mẹ
thường không giữ được bình tĩnh quá 5 lần khi bị bé từ chối thức ăn, và mẹ càng
stress hơn nữa, nhưng những nghiên cứu lâm sàng cho thấy đa phần các bé phải ít
nhất đền 10 -15 lần mới ăn tốt trở lại, như vậy mẹ đã thua bé về tính kiên nhẫn).
Mẹ nên làm gì để giúp trẻ?
+ Giữ đúng luật Mama
+ Các trẻ biếng ăn cần phải học lại cách ăn của mẹ: khi giới
thiệu thức ăn, thay vì nói với trẻ là “ăn đi con, ngon lắm đó, sao con không
ăn”, thì hãy cho trẻ thấy món đó ngon như thế nào, và tốt nhất bạn hãy làm mẫu
cho bé, đơn giản hãy múc 1 muỗng và ăn ngon lành cho bé thấy và nói với bé là:
” ngon lắm, mẹ thích món này lắm, con thử nhé”, đó là cách bạn dạy bé phát triển
tâm lý ăn uống chủ động. Lời nói khích lệ sáo rỗng không khuyến khích được trẻ.
Và đừng bao giờ nói với trẻ hoặc 1 ai đó trong gia đình hoặc 1 bé nào khác là
“bé nhà tôi không thích ăn rau đâu, nó ăn vào là nôn đó”, điều này sẽ ảnh hưởng
đến biếng ăn rau của bé rất nghiêm trọng. Lưu ý, lúc trẻ ăn, các thành viên
trong gia đình cũng không được nói: “nó không ăn được món đó đâu”, trẻ cũng sẽ
biếng ăn.
+ Nếu trẻ gặp vấn đề trong việc cấu trúc thức ăn (độ lỏng đặc
của thức ăn). Ví dụ như, trẻ 7-8 tháng từ chối ăn cháo mà đòi ăn cơm. Điều này
có nghĩa bé đang gặp vấn đề với cấu trúc thức ăn. Các trẻ được khuyên cho ăn
riêng từng thành phần (ví dụ: cơm, tôm, trái cây, rau để riêng mà đút cho trẻ
ăn, chứ không trộn chung) và bữa ăn nên tập trung dạng cao năng lượng, chia nhỏ
bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày, lượng ăn mỗi bữa là tùy bé quyết định.
+ Nếu trẻ ngậm và từ chối tất cả thức ăn, nên cho bé chơi với
thức ăn trước các bữa ăn, bé nên chơi với những thức ăn bé sẽ được ăn trong bữa
đó, khuyến khích bé chơi tự do, bày bừa cũng được. Lý do của việc này là bạn
đang tạo cho bé cảm giác an toàn với thức ăn. GS.BS. Sears, Bác sĩ Nhi nổi tiếng
của đài truyền hình Mỹ khuyên rằng: các bé từ 9 tháng trở lên có thể cho bé 1 mẩu
xương lớn (xương đùi gà lớn), có nhiều mẫu thịt còn xót lại, cho trẻ học “gặm”
và cắn và thậm chí bé có thể ăn vài mẫu thịt trên xương.
*Lưu ý: cha mẹ phải luôn ở bên bé, không để bé chơi thức ăn
1 mình, trẻ rất dễ bị hóc, nguy hiểm.
+ Nếu trẻ ăn theo BLW (phương pháp ăn dặm tự chỉ huy), thì nên giới thiệu 1 lượng rất ít
trên dĩa (thông thường bày lên bàn, nhưng khi trẻ biếng ăn nên để lên dĩa), nếu
bé chỉ chơi trên dĩa không ăn, thì lấy 1 mẫu thức ăn để ra khỏi dĩa, để trên
bàn để gây chú ý cho bé. Giới thiệu những loại thức ăn để bé có thể dễ cầm và dễ
gặm, cắn, điều này sẽ kích thích lại kĩ năng ăn của bé.
+Lựa chọn bữa ăn cao năng lượng.
+ Không thưởng trẻ bằng 1 thức ăn nào bé thích (bánh,
chocolate, snack) để thay thế món trẻ không ăn. Trẻ sẽ sớm học được đây là phần
thưởng cho hành động từ chối món ăn đó (Xem thêm: Ăn nhiều đường khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng).
+ Không tăng cữ sữa để thay thế bữa trẻ không ăn, hãy bình
tĩnh giữ đúng lượng sữa cơ bản cho 2 ngày (đối với bé bú sữa công thức), ngày
thứ 3 thì cho trẻ uống tăng lên, nhưng không vượt quá 800ml (nếu trẻ vẫn biếng
ăn), rồi lại giữ đúng lượng sữa cơ bản cho 2 ngày tới và tiếp tục làm như vậy.
Đối với trẻ bú mẹ, thì nên cho bé bú mẹ theo nhu cầu, vì khi bé biếng ăn bé thường
chỉ chịu bú mẹ vì đây là thời điểm bé cảm thấy thoải mái nhất, nên duy trì đúng
nhu cầu của bé.
+ Không nên bắt đầu bữa ăn khi trẻ vừa chơi quá mệt hay quá
đói.
+ Có thể thưởng trẻ bằng cách cho trẻ chơi 1 trò chơi nào đó
bé thích hay bế trẻ đi đâu sau khi trẻ ăn xong. Lưu ý: đừng bao giờ dùng điều
này như phần thưởng ra điều kiện cho bé ăn. Bạn chỉ nên âm thầm làm điều này mỗi
khi bé ăn tốt (dù 1-2 muỗng), bé sẽ học ra cách là ăn rồi mới chơi. Nếu bạn cho
bé biết trước là 1 sai lầm.
Vì vậy, kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khóa cho sự biếng ăn,
đừng mong đợi kết quả sẽ đến sau 1-2 ngày, có thể là 1 quá trình từ 1 đến vài
tuần để có được kết quả tốt đẹp.
Những dấu hiệu kết thúc bữa ăn của trẻ
Nhận biết những dấu hiệu để kết thúc bữa ăn cho trẻ là điều
cần thiết làm tình trạng biếng ăn bé không trở nên tồi tệ hơn:
+ Trẻ ngậm hay bướng (chơi) không ăn muỗng nào quá 10 phút
là lúc lau miệng bé kết thúc bữa ăn. Khuyến khích bé nhả thức ăn trong miệng ra
trong 1 cái dĩa, đừng đợi bé tự nhả hoặc ói ra.
+Trẻ ném đồ ăn
Nguồn tham khảo: BS Anh Nguyễn
EmoticonEmoticon