Ngỗ nghịch là một thói quen tâm lý cố chấp và cực đoan. Nó khiến trẻ không thể nhận thức một cách khách quan và chính xác về bản chất của sự việc. Trái lại, trẻ còn áp dụng các phương pháp và cách thức sai lầm để giải quyết các vấn đề gặp phải. Tâm lý ngỗ nghịch thường xuyên xuất hiện và lặp lại sẽ hình thành một kiểu định thức tâm lý hẹp hòi, bất cứ lúc nào và ở đâu đều hành động ngược lại với những đạo lý thông thường. Tâm lý ngỗ nghịch là một dạng phẩm chất tiêu cực, không chỉ có hại trong quá trình học tập, mà còn gây ra những bất lợi cho sự phát triển tâm hồn lành mạnh của trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân
Tâm lý ngỗ nghịch là một trạng thái tâm lý, do trẻ muốn bảo vệ lòng tự tôn của mình mà thể hiện thái độ chống đối lại yêu cầu của cha mẹ hoặc thầy cô giáo. Trong cuốn sách tựa đề Tâm lý học thú vị của Pratto Andrianoff, nhà tâm lý học người Liên Xô (cũ), tác giả đã nhấn mạnh lời nhắc nhở: “Trước tiên xin đừng đọc câu chuyện ở mục thứ năm trong chương thứ tám.” Nhưng đa số độc giả lại có hành động ngược lại với cảnh báo này. Họ đã lật giở và đọc nội dung của chương thứ tám trước tiên. Đây được gọi là hiện tượng đối nghịch trong tâm lý. Thanh thiếu niên thường sẽ tồn tại hiện tượng “không nghe lời”, “đọ sức” hay “đối đầu” với những người khác, đặc biệt là cha mẹ và thầy cô giáo. Trẻ thường làm những điều đi ngược lại với đạo lý thông thường, muốn dùng thái độ chống đối để thể hiện hành vi “cao minh”, “khác thường” của mình.
Về hình thức biểu hiện, ngỗ nghịch và những hành vi giàu tính sáng tạo có nhiều điểm tương tự nhau. Một số thanh thiếu niên có khuynh hướng chống đối cao thường rất thích thú với điều này. Họ có thể tìm ra những căn cứ khoa học cho những hành vi quái dị của mình. Song, tâm lý ngỗ nghịc và tố chất sáng tạo có những điểm khác biệt căn bản. Tâm lý ngỗ nghịch thường là sản phẩm của kiến thức nông cạn, tự cao tự đại, cực đoan và đầu óc đơn giản.
Tâm lý ngỗ nghịch cực đoan sẽ khiến thanh thiếu niên suy đồi về tính cách như luôn đa nghi, cố chấp, lạnh lung, không hòa nhập với tập thể. Hơn nữa, tâm lý ngỗ nghịch còn khiến tâm trí chúng trở nên bấn loạn, lý tưởng đi xuống, ý chí thụt lùi, làm việc tiêu cực, học tập bị động, cuộc sống nhàm chán… Nếu phát triển thêm nữa, còn có thể chuyển biến theo khuynh hướng tâm lý tội phạm và tâm lý bệnh hoạn.
EmoticonEmoticon