Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Nguyên nhân khiến trẻ hay xấu hổ

Tags

Những người hay xấu hổ trong giao tiếp thường tìm ra hàng nghìn lý do để bao biện cho sự trầm lặng trong tính cách của mình. Sự xấu hổ, nhút nhát khiến họ mất đi sự tự tin, đánh mất rất nhiều cơ hội giao lưu và tham gia các hoạt động trong quá trình học tập. Điều đáng sợ hơn là những ảnh hưởng xấu này sẽ theo họ suốt cuộc đời.
Tìm hiểu nguyên nhân
Owens, chuyên gia giáo dục người Mỹ, từng nói rằng sự xấu hổ trong trẻ sẽ lặp lại mỗi ngày. Bạn đưa con đến trường mẫu giáo, con liền ngồi thu mình trong một góc. Nếu trên mặt đất có cái lỗ, có thể con bạn sẽ chui đầu vào đó. Khi những đứa trẻ khác mời con bạn tham gia bất kỳ hoạt động nào, đứa bé đều từ chối, không muốn tham gia. Tại sao như vậy? Chính vì đứa trẻ xấu hổ.
Từ thời niên thiếu, chúng ta đã bắt đầu xuất hiện cảm giác xấu hổ. Ngay từ ban đầu sự xấu hổ đã gây ra những hậu quả tiêu cực. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, xấu hổ là một chứng bệnh mà cả bé trai và bé gái đều có thể mắc phải. Trẻ có thể mắc chứng bệnh này từ khi mới sinh. Gen di truyền có một tác dụng nhất định tới sự xấu hổ của trẻ, nhưng sự thiếu hụt các hoạt động tập thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xấu hổ.
Các nhà nghiên cứu ước tính chỉ có khoảng từ 15 – 20% trẻ sơ sinh bị xấu hổ bẩm sinh. Điều này chứng minh rằng gần 50% những người trưởng thành cảm thấy xấu hổ là do họ đã hình thành thói quen xấu hổ trong quá trình trưởng thành.
Từ sự chăm sóc chu đáo và yêu chiều của cha mẹ, trẻ sẽ hình thành thói quen ỷ lại. Khi trẻ không còn nhận được sự quan tâm như trước, chúng sẽ không còn cảm thấy an toàn, từ đó hình thành tâm lý bất ổn.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ sẽ ảnh hưởng đến mọi mối quan hệ xã hội sau này. Kết quả nghiên cứu cho biết: sư thiếu ổn định trong mối quan hệ với cha mẹ khi còn nhỏ của trẻ có thể gây ra sự xấu hổ khi đã trưởng thành. Theo năm tháng, trẻ lớn dần lên và phải đối mặt với những thử thách mới, như sự căng thẳng trong mối quan hệ bạn bè chẳng hạn. Sự thiếu tự tin có thể khiến trẻ cảm thấy việc đi học (một trải nghiệm mới) thật khó khăn và đáng sợ, dường như không thể làm được. Thầy cô giáo có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ xấu hổ. Họ có thể vô tình thúc đẩy trẻ hình thành thói quen này.
Khi còn nhỏ và giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ phát triển chưa ổn định. Điều này sẽ làm gia tăng tâm trạng bất an và sự khó chịu của trẻ.
Ví dụ điển hình
Có một phóng viên thời sự tên là Jones rất nhút nhát và hay xấu hổ. Một hôm, cấp trên cử anh ta đi phỏng vấn một vị chánh án nổi tiếng tên là Brandeis. Sau khi biết tin, Jones vô cùng kinh ngạc, do dự một hồi lâu anh nói: “Sếp ơi, làm sao mình em có thể yêu cầu phỏng vấn ông ấy được ạ? Brandeis không hề quen biết em, làm sao ông ấy chấp nhận cho em phỏng vấn?” Một phóng viên khác cũng đang ở đó lập tức nhấc máy điện thoại lên, nhấn số gọi cho văn phòng làm việc của chánh án Brandeis và yêu cầu nói chuyện với thư ký của ông ấy. Anh ta nói: “Tôi là Jones, phóng viên Báo Minh tinh (Lúc này, Jones đứng bên cạnh, tim đập thình thịch vì kinh ngạc). Tôi theo lệnh của tòa soạn muốn phỏng vấn ngài chánh án. Hôm nay ngài ấy có thể sắp xếp một vài phút để tiếp nhận phỏng vấn của tôi hay không?” Sauk hi nghe xong câu trả lời của đối phương, người này nói: “Cảm ơn cô, vậy thì lúc 1 giờ 15 tôi sẽ đến văn phòng.” Người phóng viên lão luyện kia đặt điện thoại xuống và nói với Jones: “Xong rồi nhé anh bạn, cuộc hẹn của anh đã sắp xếp xong rồi đấy.”

Nhiều năm sau đó, Jones vẫn luôn nhớ về sự việc nhỏ này. Anh nói: “Kể từ thời khắc đó, tôi đã học được cách một mình đối mặt với vấn đề. Lúc bắt đầu thực hiện tuy không hề dễ dàng nhưng lại rất hiệu quả. Nếu có thể vượt qua được nỗi sợ một lần, những lần sau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.”



EmoticonEmoticon