Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Chăm sóc trẻ thừa cân béo phì như thế nào?

Bạn có biết, 33% trẻ sau 2 tuổi nếu vẫn bị thừa cân béo phì thì sẽ trở thành người lớn béo phì. Béo phì từ sớm đến trưởng thành thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe và tâm lý của trẻ như: thụ động, ù lì, dễ tác động tâm lý, tim mạch, đái tháo đường. Các trẻ nhỏ thừa cân và có lớp mỡ dưới da quá nhiều sẽ liên quan đến trì hoãn vận động so với các bé có cân nặng bình thường. Các bé có thể khó đi lại, khó phát triển tốt các cơ, và sử dụng các ngón tay cho các hoạt động.

Chăm sóc trẻ thừa cân, béo phì như thế nào?

Dấu hiệu tăng trưởng thừa cân béo phì cần lưu tâm ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt trong gia đình có tiền sử béo phì: "Khi xem biểu đồ tăng trưởng WHO, nếu cân nặng theo độ tuổi vượt 2 đường so với chiều cao theo độ tuổi." Nếu có dấu hiệu này, nên thông báo với chuyên gia dinh dưỡng để được theo dõi 6 tháng/lần để được điều chỉnh dinh dưỡng hợp lí nếu trẻ thực sự có vấn đề.


Hãy giảm các tác nhân gây trẻ thừa cân béo phì

1. Giảm lượng sữa công thức 500-600ml khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, bé vẫn bú sữa mẹ theo nhu cầu vì bé sẽ biết tự điều chỉnh lượng sữa mẹ bé cần.

2. Hạn chế các thức uống giàu đường, nước ép trái cây quá ngọt. Nên cho bé dùng trái cây tươi vì vừa cung cấp vitamin khoáng, mà còn cung cấp nguồn chất sơ. (Xem thêm: Bổ sung vitamin cho trẻ đúng cách). 

3. Tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc tran-fat sau 2 tuổi như gà rán, hamburger, khoai tây chiên.

4. Tránh các loại bánh kẹo có đường 

5. Giảm các loại nước ngọt có ga.

6. Điều chỉnh lượng ăn đủ năng lượng theo độ tuổi:

*710 kcal/ngày cho trẻ 7-12 tháng tuổi

*1180 kcal/ngày cho trẻ 1-3 tuổi

*1470kcal/ngày cho trẻ 4-6 tuổi

100ml sữa mẹ là tương đương 69kcal, còn sữa công thức là đa dạng (nên đọc thành phần trên nhãn hiệu).

7. Không nên cho trẻ xem TV, ipad hoặc thiết bị điện tử trước 2 tuổi và nên giới hạn thời gian xem TV hoặc các thiết bị dưới 20 phút/ngày cho trẻ từ 3 tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ tránh ngồi thụ động trước các màn hình điện tử, dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi lành mạnh khác.

8. Tận dụng những thời gian rảnh cùng vui chơi với trẻ. Trẻ từ 2 -6 tuổi, có thể đi bộ 200 mét, do đó, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ đi cầu thang, thay vì thang máy hoặc đi dạo với trẻ vào dịp cuối tuần, mục tiêu đặt ra cho 2 cha con là hoàn thành 200m đi bộ chẳng hạn. Những hoạt động vui chơi giữa các thành viên trong gia đình sẽ làm trẻ năng hoạt động và khỏe mạnh, thông minh hơn. (Xem thêm: Vận động giúp trẻ cải thiện chiều cao).

*Nguồn: BS Anh Nguyễn



EmoticonEmoticon