Đối với những trẻ có biểu hiện buồn phiền, các chuyên gia giáo dục cho rằng các biện pháp dưới đây rất có lợi cho việc cải thiện tâm trạng.
- Hướng dẫn trẻ dùng lý trí để điều tiết tâm trạng của bản thân.
Điều khiến trẻ cảm thấy buồn phiền không phải lúc nào cũng là những thất bại, mà thường là cách nhận thức tiêu cực của trẻ về sự việc đó. Vì thế khi trẻ mang tâm trạng phiền muộn, cha mẹ cần bình tĩnh giải thích để trẻ nhận thức đúng đắn và thấu đáo về sự việc. Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ chủ động điều chỉnh cách nghĩ và thái độ của mình, sửa đổi những sai lệch trong nhận thức, dùng lý trí kiểm soát, từ đó làm giảm nhẹ rồi dần xóa bỏ hoàn toàn tâm trạng tiêu cực.
- Chỉ dẫn trẻ cách điều chỉnh tâm trạng.
Điều chỉnh tâm trạng là hành động chủ động, giúp chuyển từ tâm trạng đang có sang một tâm trạng khác nhằm hóa giải những tâm trạng tiêu cực. Khi trẻ có tâm trạng đi xuống, cha mẹ có thể tìm kiếm những sự việc khiến trẻ cảm thấy vui vẻ hoặc hứng thú như kể chuyện cười, đánh bóng, hoặc đi trượt cỏ… Những hoạt động vui vẻ sẽ chiếm hết thời gian của trẻ. Thời gian chính là phương thuốc để từng bước làm tiêu tan nỗi buồn phiền. Cha mẹ cần phải dạy trẻ đứng nên giữ kín nỗi buồn phiền trong lòng, để tránh rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Dạy trẻ biết bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp.
Trong cuốn sách Tiểu ngữ của Roland (tạm dịch), tác giả người Đài Loan Roland có viết: “ Sự bộc lộ tâm trạng một cách phù hợp có thể phát huy tác dụng tích cực với một số người. Đó là do họ biết cách trút giận đúng lúc, biết cách kiềm chế đúng lúc, không để cho sự tức giận dâng lên quá mức đến nỗi nhấn chìm người khác, cũng không kìm nén quá mức cảm xúc rồi khiến chính mình bị tổn thương. Từ đây có thể thấy, việc bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp có tác dụng tích cực. Có nhiều cách để bộc lộ cảm xúc như: tâm sự, khóc lóc, hét to, vận động… Sự bộc lộ phù hợp có thể làm cho tâm trạng không vui được giải phóng ra ngoài, khiến tâm hồn trở nên thanh thản hơn. Khi trẻ có điều phiền muộn, u sầu, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tâm sự với thầy cô giáo, bạn bè, cha mẹ, anh chị em, hoặc cũng có thể dùng phương pháp viết nhật ký để dốc hết bầu tâm tư. Ngoài ra, khi tâm trạng không tốt, có thẻ cho trẻ một không gian riêng để khóc to một trận hoặc vận động một cách thích hợp để kích thích tinh thần hưng phấn.
- Ám thị đúng lúc đối với trẻ.
Ám thị chính là thông qua sự kích thích bằng lời nói để sữa chữa hoặc làm thay đổi trạng thái hành vi hoặc tâm trạng của con người. Cha mẹ có thể làm giảm bớt hoặc xóa bỏ tâm trạng tiêu cực của trẻ thông qua những ám thị tích cực. Ví dụ, khi trẻ mang tâm trạng buồn phiền, cha mẹ hãy nói với chúng rằng: “ Buồn chán chẳng mang lại lợi ích gì, tốt nhất là nên đối mặt với hiện thực con à.” Buổi sáng, khi trẻ vừa thức dậy, hãy nói với trẻ: “Một ngày mới đã bắt đầu rồi, những phiền muộn của ngày hôm qua đã qua rồi, con phải vui vẻ trong ngày hôm nay nhé!” Đầy đề là những ám thị tích cực rất tốt, giúp thay đổi thế giới nội tâm của trẻ.
- Tiến hành khích lệ mục tiêu đối với trẻ.
Khi tâm trạng buồn phiền đang bao trùm lấy trẻ, trẻ chẳng muốn làm hay nghĩ ngợi điều gì. Trẻ gần như không có mục tiêu, không có phương hướng, hoàn toàn rơi vào trạng thái mông lung, mù quáng. Lúc này, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tự đặt ra cho mình một mục tiêu nào đó, tốt nhất là một mục tiêu trong tương lai gần, giúp trẻ có phương hướng, từ đó không còn cảm thấy bản thân vô dụng, hoang mang nữa. Cha mẹ nên nhắc trẻ rằng: nên xây dựng mục tiêu sao cho phù hợp với bản thân nhất để có thể hoàn thành trong tương lai gần.
Nếu sử dụn cả năm phương pháp đã giới thiệu ở trên mà vẫn không thể giải quyết vấn đề, cha mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè của trẻ hoặc chuyên gia tâm lý, giúp trẻ nói ra những phiền não và suy nghĩ của chúng. Như vậy, trẻ sẽ nhận thức rõ ràng hơn về bản thân và ngày càng trưởng thành. Đồng thời, cha mẹ nên lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó phân tích và tìm ra phương pháp trị đúng bệnh cho trẻ.
EmoticonEmoticon