Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Bàn về tính tự ti ở trẻ

Tags

Tự ti là một dạng tâm lý tiêu cực, biểu hiện ở việc trẻ thường xem thường chính mình. Tự ti gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sự trưởng thành khỏe mạnh, tự nhiên của trẻ. Tự ti có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì vậy, để khắc phục tính tự ti, việc quan trọng nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây ra, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục đúng đắn.
Tìm hiểu nguyên nhân
Độ tuổi thanh thiếu niên chính là thời kì quan trọng trong quá trình hình thành nhận thức cũng như nhân cách của trẻ. Trẻ không chỉ học tập từ sách vở mà còn nắm bắt tri thức từ thực tế xung quanh. Nếu trong giai đoạn này trẻ xuất hiện tâm lý tự ti thì sự trưởng thành của trẻ sẽ gặp phải những bất lợi lớn. Vì vậy, cha mẹ nên giúp trẻ tạo dựng lòng tự tin ngay từ khi còn nhỏ và giúp trẻ khắc phục tâm lý tự ti.
Có hai nguyên nhân chính gây ra tâm lý tự ti của trẻ. Thứ nhất là do nghi ngờ khả năng của bản thân. Trẻ thường lấy ưu điểm của người khác so sánh với khuyết điểm của mình. Chính vì những suy nghĩ này, trẻ dễ sinh chán nản và không phát huy được sở trường vốn có. Thứ hai là do trẻ đưa ra yêu cầu quá cao so với năng lực của bản thân. Chỉ một sự thất bại nhỏ cũng có thể khiến trẻ mất đi sự cân bằng tâm lý.

Xét về góc độ tâm lý học, tự ti là một dạng khiếm khuyết trong tính cách, bắt nguồn từ một dạng tự kỷ ám chỉ mang tính tiêu cực. Người tự ti thường hay lo lắng, sợ sệt, cô đơn, trầm tính, không thích giao lưu, thiếu nhận thức về bản thân, năng lực hoạt động kém, chí tiến thủ không cao, thấy mặc cảm về bản thân, không nhiệt tình với người khác, thường xuyên trốn tránh hoặc không mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể. Người quá tự ti sẽ rất khó đạt được thành tích cao.



EmoticonEmoticon