Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Bàn về tính ngỗ nghịch ở trẻ phần 2

Tags

Thực ra, rất nhiều trẻ đều có cảm nhận như vậy. Khi đến lứa tuổi 12, 13 trẻ thường xuất hiện tâm trạng xung đột với cha mẹ. Cho dù có chuyện gì trong lòng, trẻ cũng không muốn tâm sự với cha mẹ. Đối với những lời phê bình, thậm chí còn sinh ra thái độ không hợp tác, mất bình tĩnh.
Đối với tâm lý ngỗ nghịch, không ít cha mẹ, thầy cô giáo phải đau đầu, lo lắng. Do không nén được cơn tức giận, họ thường sẽ áp dụng thái độ thô bạo và biện pháp áp chế. Nhưng cha mẹ, thầy cô càng cố dạy bảo với thái độ nổi giận, trẻ sẽ càng có tâm lý chống đối, dẫn đến một mối quan hệ khó lòng cứu vãn và tâm lý chống đối ngày cang gia tăng ở trẻ.
Ví dụ điển hình
Tân Hiểu Lợi là một nữ sinh trung học, trong lớp, cô bé đảm nhận chức tố trưởng. Mẹ của Tân Hiểu Lợi phản ánh: ngày trước, Tân Hiểu Lợi là một cô bé ngoan ngoãn, nghe lời, thành tích học tập rất tốt. Gần đây, người mẹ phát hiện cô bé “càng ngày càng không nghe lời”, “luôn làm theo chủ ý của mình”, thường xuyên cố ý chống đối cha mẹ, hơn nữa còn rất ương ngạnh, bướng bỉnh, không chịu nhận sai và chịu thua.
Có một sự việc xảy ra từng khiến cha mẹ rất đau lòng: một người bạn của Hiểu Lợi tổ chức sinh nhật và mời các bạn đến nhà hàng KFC. Cha mẹ Hiểu Lợi không muốn con gái giao lưu với các bạn này vì cho rằng người bạn đó không có chí tiến thủ. Hơn nữa, vốn là những người sống tiết kiệm, họ cũng không thể chấp nhận việc con trẻ ăn mừng sinh nhật theo cách này. Họ kiên quyết không cho phép Hiểu Lợi tham gia. Hiểu Lợi cho rằng cha mẹ có cái nhìn phiến diện với bạn bè, nói cha mẹ “quê mùa cổ hũ”, kiên quyết phải đi tham gia bữa tiệc sinh nhật của bạn. Cha mẹ thấy con gái không chịu nghe lời nên rất tức giận, liền đe dọa con gái: “Con có thể đi. Tuy nhiên, đã đi rồi thì đừng bao giờ bước chân vào cái nhà này nữa.” Không ngờ, con bé lại nói: “Con đi, con cũng không muốn nhìn thấy cha mẹ nữa.”
Mặc dù cuối cùng Hiểu Lợi không tham gia bữa tiệc, nhưng cô bé luôn tỏ ra giận dỗi với cha mẹ. Mẹ của Hiểu Lợi nhìn thấy sự việc, trong lòng rất lo lắng. Bà không hiểu tại sao con gái mình vốn chăm ngoan bây giờ lại càng ngày càng không nghe lời.
Mẹ Hiểu Lợi mang tâm trạng lo lắng bất an đến gặp chuyên gia giáo dục nhờ tư vấn. Chuyên gia cho biết: Ở lứa tuổi này, tính cách của trẻ đang trở nên ngỗ nghịch nên có những biểu hiện như vậy. Chuyên gia nhắc nhở mẹ Hiểu Lợi, giải pháp sáng suốt nhất là đừng lấy quyền làm cha mẹ ra để ép trẻ phải khuất phục. Đồng thời, chuyên gia cũng chỉ cho bà rất nhiều biện pháp hiệu quả để đối phó với tính cách ngỗ nghịch của trẻ. Sau khi trở về nhà, mẹ của Hiểu Lợi luôn làm theo phương pháp đã được chuyên gia truyền thụ. Không lâu sau, mối quan hệ giữa Hiểu Lợi và cha mẹ đã tốt hơn rất nhiều.



EmoticonEmoticon