Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Cách giúp con bỏ tính ngỗ nghịch phần 1

Tags

Khi trẻ có tâm lý ngỗ nghịch, muốn đối đầu, phần lớn trách nhiệm nằm ở phương pháp dạy con và hành vi của cha mẹ. Khi đã hiểu rõ được căn nguyên làm nảy sinh tâm lý đó, cha mẹ nên tìm cách hóa giải sự chống đối trong lòng trẻ bằng thái độ thoải mái và phương thức giáo huấn cao đẹp.
Có những lúc hành vi ngỗ nghịch có liên quan đến lứa tuổi. Nó giống như một “môn học bắt buộc” trong giai đoạn trưởng thành của trẻ. Đối với những hành vi có phần chống đối của trẻ, cha mẹ không nên quá ngạc nhiên, không nên cho rằng trẻ đang dần hư hỏng, mà nên quan tâm và dạy dỗ trẻ tận tình. Đến một giai đoạn nhất định, những hành vi chống đối này sẽ dần biến mất.
Tuy nhiên, nếu mức độ ngỗ nghịch của trẻ vượt qua giới hạn cho phép, cha mẹ cần phải dành nhiều sự quan tâm hơn nữa. Thông qua việc phân tích nguyên nhân và trò truyện khuyên bảo một cách khéo léo, cha mẹ sẽ giúp trẻ xóa bỏ hoặc dần hóa giải việc này, đầu tiên cần phải tìm ra nguyên nhân khiến trẻ hình thành tâm lý ngỗ nghịch.
  • Mối quan hệ giữa sự ngỗ nghịch của trẻ và gia đình.
Nếu phân tích tỉ mĩ, bạn sẽ nhận thấy tâm lý ngỗ nghịch của trẻ có mối liên quan rất lớn đến gia đình:

  • Phương thức giáo dục của gia đình không phù hợp: thông thường, trẻ ít khi tỏ ra ngỗ nghịch nhưng, khi trẻ vừa nói sai hoặc làm sai một việc gì đó, cha mẹ liền cảm thấy không hài lòng, lớn tiếng chỉ trích hoặc trách mắng, khiến trẻ bị kích thích tâm lý, lớn tiếng cãi lại hoặc chống đối bằng cách im lặng. Như vậy, trẻ sẽ dần hình thành tâm lý ngỗ nghịch. Cha mẹ dùng phương thức chuyên chế để quản lý giáo dục trẻ thường rất khó thành công.
  • Trẻ không bằng lòng với những hành vi của cha mẹ: nhiều lúc, trẻ cảm thấy bất mãn với những hành vi của cha mẹ như thiên vị, nói thế này mà làm thế khác, nhưng không dám nói ra với bố mẹ. Trẻ sẽ sử dụng phương thức không nghe lời người lớn để trút bỏ sự bất mãn.
  • Được nuông chiều từ nhỏ: cha mẹ đừng nên cho rằng trẻ còn nhỏ mà nuông chiều, điều đó chỉ khiến trẻ  mắc lỗi mà không sửa đổi. Điều này cần được rèn luyện từ nhỏ, vì khi trẻ trưởng thành, thói quen đã ăn sâu vào nếp sống, sửa chữa cũng đã muộn.
  • Mối quan hệ gia đình không hòa thuận: mối quan hệ của cha mẹ căng thẳng, thường xuyên cãi vã sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, ghét bỏ ở trẻ. Khi đó, trẻ thường chọn giải pháp trốn tránh.



EmoticonEmoticon