Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Tìm hiểu bệnh viêm tiểu phế quản



Bệnh viêm tiểu phế quản là bệnh viêm phế quản trung bình và nhỏ, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Đây là bệnh do virut gây ra, 80% các trường hợp là do vi rút RSV. Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ có thể bị một số vi khuẩn khác xâm nhập gây bội nhiễm phế quản. 

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?


Bệnh này gây khó khăn cho việc hô hấp của trẻ, làm trẻ khi hô hấp phải co rút cơ dưới liên sườn. Do đó, trẻ dễ mệt, khó chịu và cáu gắt, hơn nữa làm dịch nhầy tiết nhiều cũng gây cản trở hô hấp. Nếu ở thể nặng, có thể gây tràn khí màng phổi, xẹp phổi, bội nhiễm phế quản, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Các trẻ có nguy cơ cao có thể biến chuyển thành thể nặng (cần nhập viện để theo dõi) như: trẻ sinh non, trẻ < 2 tháng tuổi, trẻ có tiền sử bệnh tim phổi, có biểu hiện suy kiệt - bỏ bú, trẻ thở nhanh từ mức trung bình trở lên.

Đa phần các trường hợp thể nhẹ và trung bình (ngoài các yếu tố trên) có thể được bác sĩ kê đơn hoặc không kê đơn để điều trị tại nhà. Thuốc điều trị chủ yếu làm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ hô hấp, bệnh sẽ khỏi khi hết dần triệu chứng.

Bệnh viêm tiểu phế quản

Bệnh này có ngăn ngừa được không?


Bệnh rất khó để ngăn ngừa và điều trị triệt để do tác nhân là vi rút. Tuy nhiên, bệnh có thể hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh dưới 2 tuổi nếu cha mẹ làm tốt những điều sau:

- Cho trẻ bú mẹ ngay từ 72h đầu sau sinh, sau đó duy trì ít nhất đến 6 tháng tuổi, và cố gắng càng lâu càng tốt.

- Trẻ từ 6 tháng tuổi nên ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo và rau củ quả để giúp cơ thể trẻ luôn đủ năng lượng và tăng cường các tác nhân phòng vệ của cơ thể. Ví dụ: để tạo ra các kháng thể thì cơ thể cần các amino axit từ thịt/cá/trứng sữa. Để tăng hoạt động các enzyme trong các chuyển hóa phòng vệ thì cơ thể cần nguyên tố kẽm trong nấm, hải sản, tôm. Ngoài ra, nếu trẻ kém hấp thu dưỡng chất, ăn nhiều không lớn, sức đề kháng yếu thì mẹ có thể cho trẻ bổ sung thêm các sản phẩm tổng hợp chứa enzyme, axit amin, các vitamin và khoáng chất, theo khuyến nghị của bác sĩ.

>> Các mẹ hãy xem ngay cách giúp con tăng cường hấp thu dưỡng chất được nhiều chuyên gia khuyến dùng. 


- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh. Đừng ngại cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Do hệ miễn dịch của trẻ cũng cần phải học cách đáp ứng, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

1). Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau các hoạt động để hạn chế các tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch của trẻ sẽ có ưu thế hơn trong việc luyện tập tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh như vi rút hoặc vi khuẩn.

2). Không cho trẻ chơi quá mệt, quá lâu vì cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi, hệ miễn dịch sẽ trở nên yếu đi. Nên ngưng khi bé có dấu hiệu mệt, nhưng đừng ngưng quá sớm làm bé mất hứng thú.

3). Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá nặng thì nên ít tiếp xúc trẻ như hôn gần các đường hô hấp của bé. Đặc biệt, các bé đã bị cảm cúm trước đó thì nên tránh tiếp xúc với các thành viên bị cảm cúm, hoặc nghiện thuốc lá.

4). Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi cha mẹ vừa trở về từ công sở, nơi đông người (như siêu thị, bệnh viện), hoặc vừa hắt hơi sổ mũi. Bệnh cũng có thể lây lan khi trẻ vừa đi khám bác sĩ về hoặc tiêm phòng về vì vi rút RVS tồn đọng khá lâu trong không khí ở môi trường nguy cơ cao như bệnh viện, phòng khám. Do đó, mẹ nên tắm rửa trẻ sạch sẽ ngay khi đi khám bệnh về, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

5). Cha mẹ ở miền bắc thì nên chú ý dọn phòng bé thông thoáng, sạch sẽ, ở các mùa lập đông, hoặc chuyển sang xuân. Miền Nam thì chú ý chăm sóc bé kĩ hơn ở cuối mùa mưa.

6). Tiêm phòng đúng lịch tiêm phòng quốc gia.

*Chú ý: Nếu trẻ đã được kết luận là đã kiểm soát được vi rút, có nghĩa là trẻ đã hồi phục, các triệu chứng sẽ kéo dài một khoảng thời gian có thể lên 4-5 tuần, nếu cha mẹ làm tốt các hướng dẫn ngăn ngừa ở trên để hạn chế bé bị tái nhiễm lại thì trẻ sẽ hết hẳn sau đó.


EmoticonEmoticon