Táo bón là sự đào thải phân khô cứng ra ngoài, và đau khi thải
phân. Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến
khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các bác sĩ nhi khoa tiêu hoá. Bệnh
có thể có nguồn gốc thực thể như bệnh phình đại tràng, hẹp hậu môn, nứt hậu
môn, thuốc hay mất nước hay bệnh về thần kinh cơ hay chức năng như không chịu
đi ỉa . Ở giai đoạn sơ sinh vào khoảng 90-95% táo bón cơ năng. Vậy điều trị táo
bón cho trẻ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón
Tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm và nước uống ngọt (bao
gồm cả nước ép trái cây), thức ăn có chứa nhiều chất béo, hạn chế dung nạp cơm
gạo trắng và chuối. Những loại thực phẩm này có thể làm chứng táo bón trở nên
trầm trọng hơn. Tốt hơn nên xay cả trái (quả) cho trẻ dùng hơn là chỉ cho bé uống
nước ép, như vậy thì trẻ vừa có thể hấp thu hết vitamin, khoáng chất và chất xơ
từ các loại trái cây.
Cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ (gạo nguyên
cám, các loại ngũ cốc – ví dụ như: Yến mạch, trái cây , rau củ, bánh mì nguyên
cám).
Nước mận xay (đặc biệt là mận khô) đôi khi có thể giúp trẻ cải
thiện tình trạng táo bón.
Thêm 1-2 muỗng café dầu ô liu vào thức ăn của trẻ cũng là một
cách.
Đảm bảo trẻ uống nhiều và đầy đủ nước (không phải nước ép
trái cây)
>> Xem thêm: Trẻ bị táo bón chậm tăng cân làm thế nào?2. Thuốc làm mềm phân
Nếu bạn đã thử thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ mà tình trạng
táo bón vẫn chưa thực sự được cải thiện thì bước tiếp theo là sử dụng thuốc làm
mềm phân. Có rất nhiều sản phẩm thuốc làm mềm phân trên thị trường nhưng 2 loại
phổ biến hay dùng là “Duphalac” và Lactulose. Đây là một dạng đường đặc biệt,
không bị hấp thụ, nó giữ nước trong ruột già và giúp làm mềm phân. Không nên dùng
thuốc nhét vào đường hậu môn (như microlet hoặc glycerine) vì chúng ít hiệu quả
hơn và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ.
Mục đích của việc sử dụng thuốc làm mềm phân là giúp cấu
trúc phân mềm như kem đánh răng, không rắn mà cũng không quá lỏng. Bắt đầu với
một liều thấp (1-2 gói/ ngày) và tăng dần lên mỗi 2,3 ngày cho đến khi đạt được
mục đích. Tiếp tục liều lượng như vậy mỗi ngày trong vòng 3-4 tháng.
Việc điều trị táo bón thường kéo dài trong vài tháng vì một
số lý do sau đây:
-Trực tràng đã bị giãn cần thời gian để trở lại kích thước
và chức năng như ban đầu
-Trẻ cần thời gian lâu hơn để quên đi cơn đau khi đi cầu
Không có nguy cơ “gây nghiện” hay “quen dần” với phương pháp
điều trị này
3. Kế hoạch điều chỉnh hành vi
Khuyến khích con trẻ ngồi vào toilet 2 lần mỗi ngày. Sau bữa
sáng và sau bữa tối. Như vậy thì ba mẹ có thể lợi dụng “phản xạ dạ dày- đại
tràng” thường xảy ra mỗi lần sau ăn. Để trẻ ngồi trong toilet trong một vài
phút ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra để giúp trẻ quen dần với tình huống
này.
Và nên nhớ rằng, khi để trẻ ngồi bô hay bệ toilet thì luôn
luôn đảm bảo hai đầu gôí trẻ phải cao hơn phần hông. Ngồi xổm được thì càng tốt,
trẻ sẽ dễ đi cầu hơn với tư thế này.
Tạo niềm vui: Đặc biệt dành cho trẻ lớn và trẻ mẫu giáo :
Chuẫn bị sẵn một tấm lịch, mỗi lần trẻ đi cầu thành công, hãy thưởng cho con 1
hình dán, và với mỗi 7 hình dáng- hãy để con chọn một món quà như một phần thưởng
cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ tạo động lực cho trẻ
ngày càng “nỗ lực hơn”.
*Nguồn: Bác sỹ Jonathan và điều trị.vn
>> Xem thêm:
- Cho trẻ tập đi toilet thế nào?
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa vì mẹ cho ăn quá no
- Trẻ dưới 1 tuổi đi phân lỏng có phải do rối loạn tiêu hóa?
EmoticonEmoticon