Nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ bị sâu răng sữa sớm, sẽ dễ bị
sâu răng vĩnh viễn khi trẻ trưởng thành. Đồng thời, răng sâu, xấu, làm cho trẻ
mất tự tin, vì không có nụ cười đẹp. Những trẻ có hàm răng khỏe mạnh, nụ cười
tươi, có thể giúp trẻ tự tin hơn.
Răng sâu cũng gây đau, khó chịu cho trẻ khi tiêu thụ thức
ăn. Vì vậy, trẻ sâu răng nhiều có thể trở thành trẻ lười ăn hoặc khó ăn, và trẻ
có thể không lấy đủ năng lượng, vitamin và các khoáng chất theo nhu cầu phát
triển của cơ thể.
Khi răng sâu bị rụng sớm, các răng gần đó có thể lấn sang chỗ trống này, và gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn, làm hàm răng vĩnh viễn bị biến dạng, không theo hàng lối, và khó vệ sinh hơn. Chưa kể nhu cầu cần chỉnh răng/niềng răng về sau.
Phương pháp phòng ngừa
sâu răng ở trẻ nhỏ
• Khi trẻ nhỏ bú sữa xong, cho trẻ rời vú mẹ, hoặc lấy bình
ra khỏi miệng trẻ. Không cho trẻ bú bình để ngủ.
• Bắt đầu tập cho trẻ uống ly từ 6 tháng tuổi. Khi trẻ được
12 tháng, trẻ chỉ nên uống bằng ly (có nghĩa là nên cai bú bình luôn từ 12
tháng-18 tháng tuổi).
• Nước trái cây không cần thiết và không được khuyến cáo cho
trẻ dưới 12 tháng tuổi vì chứa nhiều đường và nhiều acid. (Xem thêm: Trẻ biếng ăn do uống nước trái cây không đúng cách).
• Không nên chấm núm vú giả vào đường/mứt/mật ong để làm trẻ
dễ chịu.
• Đối với trẻ trên 12 tháng, nên cho trẻ uống sữa bò nguyên
kem, và nước lọc là hai loại nước uống chính.
• Bắt đầu vệ sinh răng trẻ ngay từ khi răng đầu tiên mọc lên
– sử dụng một khăn mềm ướt hoặc bàn chải dành cho trẻ nhỏ - chỉ sử dụng nước mà
thôi.
• Từ lúc trẻ 18 tháng đến 6 tuổi, bắt đầu sử dụng kem đánh
răng chứa ít fluoride vào bàn chải của trẻ - chỉ quét một vệt mỏng trên bề mặt
bàn chải (từ 18 tháng đến 3 tuổi), hoặc xịt kem bằng kích thước hạt đậu phộng
nhỏ (từ 3 tuổi đến 6 tuổi).
• Sau 6 tuổi, trẻ có thể sử dụng kem đánh răng chứa fluoride
bình thường, như của người lớn.
• Vệ sinh răng và nướu răng 2 lần một ngày – một lần vào buổi
sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
• Nên đánh răng cho trẻ cho đến khi trẻ tự làm được tốt,
đàng hoàng (thường khoảng 8 tuổi)
• Nên cho trẻ đi khám răng khi trẻ được 2 tuổi, hoặc sớm hơn
khi có nghi ngờ sâu răng, để có thể được phát hiện dấu hiệu sâu răng sớm – có
thể phòng ngừa và điều trị được. Đừng đợi đến khi quá trễ.
• Tránh những hành vi có thể truyền vi khuẩn sâu răng từ người
lớn sang cho trẻ (như kể ở phần đầu).
Nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng thật ra nếu để ý, các bạn sẽ
thấy khuyến cáo này rất giống như khuyến cáo về cách cho ăn ở trẻ nhỏ trong
cách thực hành cho bú/ăn/uống và cách lựa chọn thức ăn, thức uống.
* Nguồn: Bs Huyên Thảo
EmoticonEmoticon