Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Bàn về tính tự ti ở trẻ phần 2

Tags

Trẻ tự ti thường có những biểu hiện như sau:
  • Luôn cảm thấy năng lực và tài trí của mình thua kém người khác về mọi mặt, thiếu lòng tin khi làm bất kỳ một việc gì, lo lắng không thể làm tốt và sợ bị người khác chê cười.
  • Khi thành tích học tập không tốt, trẻ tự hạ thấp mình, cô lập bản thân, không muốn giao lưu hay tiếp xúc với người khác, nhạy cảm với lời nói của mọi người xung quanh, luôn cảm thấy người khác coi thường mình. Từ những biểu hiện này, trẻ dần dẫn đến bi quan, thất vọng, không có hứng thú với bất kỳ thứ gì, sống khép kín, thậm chí là tự giày vò bản thân.
  • Tâm trạng sa sút, u uất, buồn rầu, hay lo lắng, mất ngủ…
Nếu muốn khắc phục tính tự ti ở trẻ, trước hết, các bậc cha mẹ cần phải là tấm gương tốt về lòng tự tin, nếu không sẽ rất khó để khắc phục. Cha mẹ nên thường xuyên giáo dục trẻ, giúp trẻ hiểu rằng ở mỗi khía cạnh, ai cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, từ đó giúp trẻ nhận ra những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bản thân.
Cha mẹ nên nói với trẻ rằng: mỗi người đều có khuyết điểm riêng, đều có thể dẫn đến tâm lý tự ti, nhưng điều quan trọng là người đó có thể khắc phục nó.

Một người luôn tự ti về bản thân sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe mà còn không thể phát huy hết khả năng nhận thức, sáng tạo, từ đó khó có thể đạt được điều mình mong muốn, đánh mất ý nghĩa của cuộc sống. Vì thế, đánh bại sự tự ti là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.



EmoticonEmoticon