Các trẻ 1-3 tuổi thường hay ăn lệch 1 hoặc 2 món, không
thích ăn các món khác, đây chính là một trạng thái biếng ăn. Tại sao lại có hiện
tượng như vậy, và cha mẹ nên làm gì để khắc phục?
Tại sao trẻ lại ăn lệch
món?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng những nghiên cứu khoa học
hiện nay ủng hộ những nguyên nhân sau:
-Vị giác trẻ chưa thật ổn định và vẫn đang trong giai đoạn học
hỏi sự khác nhau về mùi vị của các loại thực phẩm. Ngoài ra, trẻ sẽ bắt đầu
thay đổi và giảm cảm giác thèm ăn sau 15 tháng tuổi. Do đó việc bị lệch món ăn sẽ
có thể xảy ra.
- Những bé bị rối loạn vị giác sớm trước 1 tuổi, sẽ dễ bị ăn
lệch 1 món, thường những món không tốt cho sức khỏe như bánh snack, pizza, mà bỏ
và không ăn các món tốt cho sức khỏe (Xem thêm: Trẻ 1 tuổi biếng ăn do đâu?)
Trẻ ăn lệch món, mẹ phải làm sao? |
Mẹ cần làm gì để giúp
trẻ không ăn lệch?
- Mẹ phải luôn nhớ rằng, chính mẹ là người giúp trẻ hết chứng
biếng ăn lệch bằng cách đừng chỉ cho trẻ những món bé thích. Hãy kiên nhẫn giới
thiệu lập lại các món ăn khác.
- Sự giới thiệu lập lại
phải đi cùng với việc thường xuyên thay đổi cách cho trẻ ăn và cách chế biến những
món ăn. Ví dụ như:
+ Khi thay đổi cách chế biến: Đừng rập khuôn chỉ cháo hoặc
cơm, hãy thử mì bún nui, khoai tây tự chiên. Các loại này có thể chiên hoặc
xào. Mẹ không nên nghĩ món nào cũng dằm nát. Hãy chiên giòn, xé nhỏ, xiên que
khuyến khích trẻ ăn và mẹ có có thể ăn mẫu để cho trẻ ăn theo.
+Thay đổi cách cho ăn: Mẹ không nên đút muỗng cho trẻ ăn thường
xuyên mà hãy cho đưa muỗng trẻ tự múc khi trẻ từ 18 tháng, bên cạnh mẹ cũng múc
muỗng đút trẻ. Ngoài ra, mẹ không nên món nào cũng trộn chung đút cho trẻ. Hãy
thử để riêng xen kẽ món trẻ thích và không thích, cho trẻ bốc ăn. Trẻ từ 15
tháng tuổi rất thích cách thay đổi này.
-Mẹ đừng nên quá lo lắng, suy nghĩ vấn đề quá phức tạp. 1 -2
bữa ăn trẻ không ăn gì hoặc 1-2 ngày trẻ chỉ ăn vài món trong bữa sẽ không ảnh
hưởng đến sức khỏe trẻ. Nhưng nếu trẻ vẫn bị ăn lệch, mẹ không thay đổi giúp trẻ.
Bé có thể sẽ có bị ăn lệch, về lâu dài sẽ là một vấn đề. Do đó, mẹ phải kiên nhẫn
giới thiệu các món ăn khác thay vì chỉ cho món trẻ thích.
- Hãy cho trẻ thấy người lớn ăn gì. Trẻ có xu hướng bắt chước
ăn những gì người lớn đang ăn. Cha mẹ nên để bàn ăn của trẻ gần bàn ăn của gia
đình để trẻ có thể học cách ăn, cách từ chối thức ăn, cách ăn đa dạng. Nếu chế độ
ăn của cha mẹ không tốt như giàu đường, giàu chất béo bão hòa, giàu muối (như
hay ăn vặt, ăn bánh snack, nước ngọt) thì bé cũng có xu hướng ăn lệch những món
không tốt đó. Vì vậy, bạn cần hạn chế giới thiệu những món đó ít nhất là trước
khi trẻ có thói quen ăn tốt hoặc không nên giới thiệu cho trẻ trước 3 tuổi vì ở độ tuổi này rất nhạy cảm về
mùi vị.
Chúc mẹ thành công trong việc giúp trẻ “thoát” biếng ăn lệch.
EmoticonEmoticon